Ba tôi là một người đàn ông đẹp trai, hào hoa, nhiều gái thích. Ngày trước tôi luôn nghĩ ba tôi rất chung thủy với mẹ nhưng sự thật phũ phàng rằng ông rất lăng nhăng. Tôi nghĩ bố mẹ đánh nhau thì nhà nào chẳng có nên không buồn nhiều, chỉ sụp đổ khi biết ba có bồ.
Ba có bồ, ba đánh đánh đập mẹ nhiều lắm
Ba chị cũng có người đàn bà khác ngoài mẹ chị?
Khi xưa, lúc nào tôi cũng nghĩ ba là người đàn ông lý tưởng và gia đình tôi hạnh phúc nhất. Nhưng từ khi gia đình ly tán, tôi mất hết niềm tin vào đàn ông vào hôn nhân, bố mẹ tôi sống với nhau 20 năm mà vẫn chia tay được, huống chi những cặp vợ chồng mới cưới bây giờ… (Im lặng).
Ba có bồ, ba đánh đánh đập mẹ nhiều lắm! (bật khóc)
Từ nhỏ, tôi đã chứng kiến cảnh ba đánh mẹ. Tôi rất sợ vì ba toàn đóng cửa lại để đánh mẹ mà tôi không thể làm gì. Tôi cũng không thể ngăn cản được. Tôi cứ đứng ngoài, run bần bật vì sợ hãi.
Suốt gần 20 năm trời cứ đánh vậy đó. Bữa cơm nào không ngon là ba lấy cả nồi canh úp lên đầu mẹ luôn, rồi bê mâm cơm hất ra ngoài sân. Còn ba đi chơi cờ bạc, thua nợ nhiều lần, mẹ thường phải mang tiền đến trả người ta. Mẹ tôi là một người phụ nữ tội nghiệp, suốt ngày bị chồng đánh đập nhưng không bao giờ nói cho con biết, chẳng khi nào than khổ, than đau. Mẹ chịu đựng như vậy vì thương hai đứa chúng tôi.
Tôi nghĩ phụ nữ thời nay không cần lấy chồng, ở vậy nuôi con thoải mái hơn chứ không như phụ nữ thời xưa suốt ngày chịu áp bức bởi những người đàn ông.
Đó là tất cả những dấu ấn về người cha trong suy nghĩ của chị?
Ba tôi là một người đàn ông đẹp trai, hào hoa, nhiều gái thích. Ngày trước tôi luôn nghĩ ba tôi rất chung thủy với mẹ nhưng sự thật phũ phàng rằng ông rất lăng nhăng. Hai năm gần đây tôi mới biết ông có bồ, ngày xưa chỉ biết ba thường đánh mẹ thôi. Mình nghĩ bố mẹ đánh nhau thì nhà nào chẳng có, nên không buồn nhiều, chỉ sụp đổ khi biết ba có bồ.
Từ nhỏ, ba cũng ít quan tâm đến con cái, không biết các con học lớp mấy nữa, cũng không cung cấp tiền cho con ăn học, một mình mẹ nuôi bọn tôi. Ba hay về nhà nhưng lại không quan tâm gia đình, chỉ đẹp mặt bạn bè ngoài xã hội thôi, những người ngoài đều không hiểu ba đã đối xử với mẹ thế nào.Anh trai chị có phản ứng về hành động vũ phu của ba chị không?
Hồi nhỏ làm sao dám! Tôi cũng không chấp nhận được một gia đình ly tán nhưng sau này, khi tôi 16, 17 tuổi, tôi bảo chia tay là một cách giải thoát cho mẹ. Dù chia tay, mẹ tôi sẽ không bao giờ có ý định lấy chồng khác vì suy nghĩ của phụ nữ thế hệ 6X khác mình. Mẹ là người phụ nữ chung thủy, vẫn chờ ba sẽ quay về.
Sau này ba tôi có thêm 2-3 vợ lận, mẹ tin rằng ba dù có những người phụ nữ khác đi nữa nhưng đi chán rồi sẽ thấy họ không bằng mẹ, rồi sẽ quay về. Bây giờ, thỉnh thoảng ba vẫn gọi điện hỏi han mẹ nhưng ba vẫn yêu và sống với người trẻ hơn mẹ.
Chị đã từng gặp những người vợ sau của ba chưa?
Tôi có gặp, nhưng có người chỉ ở được vài tháng, lấy được tiền của ba xong là bỏ ba. Ngày xưa ba cũng có tiền, khi ba mẹ còn sống với nhau, hai người có rất nhiều đất ở quê, nên mấy người vợ sau nghĩ ông có tiền, xui ông bán đất xong dụ hết tiền rồi bỏ. Hiện giờ, tôi cũng không biết cuộc sống của ba với vợ sau thế nào, vì một năm nhiều nhất ba cũng chỉ gọi cho tôi một lần.
Khi bỏ mẹ con chị, ông có ra đi tay trắng?
Ôi không, ông lấy hết tiền mang đi. Khi hai người chia tay, ba lấy tiền đi ở với bạn gái ở khách sạn 4 sao, 5 sao, lấy tiền đi mua đồ hiệu, lo cho bạn gái. Sau đó ba trở về đòi bán đất, bán nhà, ba còn không cho mẹ bước vào nhà, nếu mẹ vào ba sẽ “xử” mẹ liền.
Ba đuổi mẹ con tôi ra khỏi nhà, mấy mẹ con chẳng biết ở đâu nên đã về ở nhờ trong nhà lụp xụp của bà ngoại. Khi mẹ chia tay ba, trong người mẹ chỉ có 20 triệu đồng, sau này mẹ mượn thêm xây nhà rồi trả nợ dần. Còn nhà cũ, ba gọi người tới bán hình như gần 1 tỉ đồng rồi chia đôi. Mẹ con tôi được một nửa, mẹ tôi gom lại cũng gần trả đủ miếng đất mẹ mua nợ để cất nhà, khi đó tôi vẫn đang học lớp 10, 11.
Tôi hận ba lắm nhưng vẫn thương vì đó là ba mình, muốn từ mặt nhiều lần nhưng làm không nổi. Ba là một người đàn ông không có trình độ, ở quê nên không có sự mở mang về đầu óc, khi bắt đầu làm ăn kinh doanh trên thành phố dễ dàng đánh mất hạnh phúc gia đình. Vì vậy sau này, tôi muốn cho con cái ở thành phố để mở mang đầu óc, không thể để nó sống ở quê được.
Mẹ chị hiện giờ sống thế nào?
Mẹ giờ sống ở quê một mình, lại đang có bệnh trong người, bà bị đau cột sống, đau nửa đầu. Tôi cũng muốn đón mẹ vào đây ở nhưng chưa có nhà, anh em tôi vẫn ở nhà thuê. Nếu có bán nhà ngoài quê thì vào Sài Gòn này cũng không biết buôn bán gì mà sống. Muốn làm ăn ở thành phố cũng phải hiểu cách sống của họ, lại phải khôn khéo chút nữa chứ mình người nhà quê lên thành phố dễ bị trắng tay lắm.
Chị đang chờ thời đúng không?
Công việc ổn định, tôi sẽ bán nhà ngoài quê và mua nhà Sài Gòn để đón mẹ vào. Vì anh trai tôi thời gian tới sẽ đi du học rồi, chỉ còn hai mẹ con.
Sau tai tiếng của chị, mẹ chị dừng kinh doanh nhà nghỉ, một tháng chị gửi về cho mẹ mình được bao nhiêu?
Mẹ tôi giờ chỉ đi chùa. Từ nhỏ tới lớn mẹ nuôi tôi vất vả nên bây giờ tôi có làm thêm hay quảng cáo gì đó tôi gửi về cho mẹ chữa bệnh. Hiện tại, mẹ không làm ăn được gì vì tai tiếng quá, phụ nữ ở quê bị miệt thị lắm. Nhà nghỉ ở quê không được như ở thành phố, nó chỉ là cái nhà cấp 4, đó cũng là nhà mẹ ở luôn.
Mỗi tháng tôi cũng kiếm được khoảng một trăm triệu đồng. Tôi mới gửi cho mẹ là 35 triệu đồng chữa bệnh. Tôi thấy vui, nhẹ nhõm. Ngày trước đi học, mẹ chu cấp tiền, tôi đi bar, vũ trường, nghịch lắm, giờ biết thương mẹ rồi. Tôi học trường quốc tế nên tốn kém nhiều, học phí trong 2 năm đến 150 triệu đồng, vậy nên không dám tiêu xài.
Giảng viên Tâm lý học Thanh thiếu niên và Trẻ em (Trường ĐH KHXH&NV), Đặng Hoàng Ngân: Huyền Anh mất niềm tin vào chính mình Chị nghĩ sao về hiện tượng về cô gái sinh năm 1993 có nickname Bà Tưng mà truyền thông Việt Nam lên án trong suốt thời gian qua? Những gì khác với điều thông thường và đi theo xu hướng trái với những chuẩn mực được xã hội cho phép thì thường bị phê phán, thậm chí lên án. Tuy nhiên, nếu coi “Bà Tưng” là một “hiện tượng” thì tôi nghĩ rằng truyền thông Việt Nam có lẽ đang tỏ thái độ hai chiều: một mặt, lên án như chị nói, mặt khác, dựa vào từng cập nhật của cô gái mang tên Huyền Anh để bình luận, đăng tải các thông tin thu hút sự chú ý của nhiều người (trong đó phần lớn là giới trẻ). Tôi có thể tóm gọn một cách đơn giản thái độ này là vừa ghét vừa yêu. Phần ghét thì quá rõ, phần yêu thì liệu những người thường xuyên theo dõi “Bà Tưng” có thừa nhận không thôi. Hiện tượng nào còn được quan tâm, có nghĩa là người xem/đọc vẫn còn muốn nhìn thấy hiện tượng hay con người trong hiện tượng đó. Tôi nghĩ rằng có hai vấn đề đang được đặt ra. Thứ nhất là tiền: khi tiền trở thành thứ có thể bù lấp mọi khoảng trống thì có nghĩa là con người, rộng hơn là xã hội đang bị thiếu hụt, trống rỗng. Xã hội đang phát triển quá nhanh, những giá trị có thể quy đổi thành tiền là thứ người ta nhìn thấy nhanh hơn là cảm thụ các giá trị tinh thần. Xu hướng này không thể ngừng lại được nếu như con người, đặc biệt là thế hệ trẻ không nhận được sự giáo dục định hướng giá trị. Thứ hai là tại sao khỏa thân mới nổi nhanh, mới tạo ra nhiều sự chú ý? Liệu có phải những yếu tố bản năng tình dục – điều từ trước đến nay vốn là cấm kị - đang được “vượt rào”, bởi lẽ mỗi con người đều có nhu cầu tìm hiểu về những thứ đang được che đậy? Càng cấm thì càng cứ. Một khi chủ đề tình dục còn chưa được đề cập, trao đổi với thế hệ trẻ một cách thẳng thắn, lành mạnh thì vô vàn biến tướng còn có thể phát sinh. Như chị đã đọc, câu chuyện gia đình Huyền Anh thường gây nên những hậu quả nghiêm trọng như thế nào với con cái trong gia đình? Xung đột trong các mối quan hệ gia đình sẽ để lại những hậu quả tiêu cực lên đời sống tâm lý của con cái. Khi xung đột gia đình còn chưa được giải thích hợp lý và được con cái chấp nhận thì nguy cơ lớn là đứa con sẽ mang nặng tổn thương tâm lý của thế hệ đi trước và lặp lại cuộc đời của chính cha mẹ mình. Trong suốt quá trình phát triển, trẻ trai luôn tìm cách làm cho hình ảnh của mình giống với người cha, tìm kiếm yêu thương từ người mẹ; trẻ gái có xu hướng đồng nhất hóa với mẹ và tìm kiếm sự yêu thương từ cha. Bên cạnh đó, người cha trong gia đình giữ vai trò biểu tượng của quyền lực và là người đặt ra các giới hạn cho con cái: những gì con được phép hay không được phép làm. Do đó, việc thiếu vắng biểu tượng người cha sẽ khiến cho đứa trẻ gặp khó khăn khi thực hiện, tuân thủ các yêu cầu, đòi hỏi mang tính nguyên tắc. Điều này lý giải cho việc một số thanh thiếu niên có các hành vi nguy cơ, vượt qua các giới hạn cho phép hoặc đi quá các chuẩn mực được xã hội chấp nhận (tự sát, phạm tội, quan hệ sớm, bỏ ăn tâm lý, và nhiều hành vi khác cũng thuộc nhóm nguy cơ). Hơn nữa, ước muốn nhận được tình yêu từ cha hoặc/và mẹ là muôn thuở ở mỗi đứa con. Trong trường hợp đứa trẻ không vượt qua được sự bỏ rơi về mặt tình cảm, trẻ sẽ có nguy cơ thường trực sống trong lo hãi bị bỏ rơi, không chỉ với cha hay mẹ mà còn với các hình ảnh thay thế (chẳng hạn: vợ/chồng sau này, người yêu,…). Sự lo hãi này khiến cho cá nhân không dám hoặc từ chối bước vào một mối quan hệ có tính chất kết nối, luôn có cảm giác đồng thời yêu và hận đối với đối tượng mà mình nảy sinh tình cảm. Bên cạnh đó, cá nhân luôn muốn có lại được cảm giác yêu thương đã bị mất với cha/mẹ nên có thể có những hành vi lôi kéo sự chú ý của cha/mẹ hoặc các hình ảnh thay thế mà thậm chí cá nhân đó không ý thức được về ý nghĩa thực sự của các hành vi lôi kéo chú ý kia. Để trở lại sống một cuộc sống bình thường như bao người khác, Huyền Anh có cần phải điều trị tâm lý hay không? Sự hỗ trợ về mặt tâm lý là cần thiết đối với mọi cá nhân gặp khó khăn tinh thần, rối nhiễu trong cuộc sống. Tuy nhiên, chỉ một người có thể trả lời câu hỏi rằng có cần can thiệp tâm lý hay không, đó chính là chủ thể - người nắm rõ vấn đề của mình nhất. Xin cảm ơn chị! Mai Sen |
Theo Vietnamnet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét