Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Chuyện bi hài từ showbiz: Đánh bóng tên tuổi cũng phải đẳng cấp

Nổi tiếng dễ như ở Việt Nam

Trong bối cảnh “người khôn của khó”, thông tin độc quyền và gây sốc trở thành một trong những tiêu chí hàng đầu thì kèm theo đó, tiêu chuẩn gắn mác nghệ sĩ cũng “mập mờ đánh lận con đen”.

Không biết có bao nhiêu bài báo viết về sao nọ sao kia, trả lời phỏng vấn chân thành và cởi mở từ chuyện giới tính đến hôn nhân, nhưng độc giả chẳng biết cô đó nổi tiếng vì cái gì, anh đấy có gì hay ho? Rồi dần dần người ta nhớ đến cô ca sĩ A vì cô hay dùng hàng hiệu, cô người mẫu B vì vụ đánh nhau, còn anh C vì anh công khai mình không phải người đồng tính.

Công chúng cứ thế bị cuốn vào một ma trận “sao” không biết đâu mà lần. Tần suất xuất hiện trên báo chí của nữ hoàng đồ lót Ngọc Trinh, cô gái không-thích-mặc-áo-lót Huyền Anh (người được mệnh danh là bà Tưng) hay hot girl bị cấm biểu diễn vì ăn mặc quá thiếu vải Angela Phương Trinh luôn luôn gấp nhiều lần các diva và các nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực khác.

Những nghệ sĩ chân chính, họ không thể “được” nhắc đến theo kiểu của Ngọc Trinh hay Phương Trinh, nhưng nếu không được nhắc đến thì có khi công chúng lại quên. Có lẽ vì thế mà họ “quậy” truyền thông theo cách riêng, theo đúng đẳng cấp của họ.

Sau khi báo Người Đưa Tin đăng tải bài “Showbiz Việt dậy sóng vì lời nói thật”, viết về những phản ứng không đáng có của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đối với nhạc sĩ bậc cha chú Nguyễn Ánh 9, rất nhiều độc giả không đồng tình với cách xử sự của ca sĩ họ Đàm. Nhưng chỉ vài ngày sau, cũng chính những độc giả ấy lại cho mình cái quyền tha thứ cho Đàm Vĩnh Hưng khi báo chí đăng tải bức ảnh anh cầm hoa đến xin lỗi “chú Chín”.
Chuyện bi hài từ showbiz: Đánh bóng tên tuổi cũng phải đẳng cấp
Đàm Vĩnh Hưng mang hoa đến xin lỗi nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9


Đàm Vĩnh Hưng đơn giản chỉ lên facebook cá nhân, đăng tải một bức tâm thư. Trong khoảng thời gian nghỉ giữa bước 1 và bước 2, anh kêu gọi các fan hết sức bình tĩnh. Vài ngày sau, không hiểu vô tình thế nào, phóng viên của một báo lớn lại “bắt gặp” anh đến chỗ nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 chơi
nhạc. Tay cầm bó hoa, anh chờ nhạc sĩ làm xong việc rồi sà đến, ôm lấy “chú Chín” để xin lỗi. Một kết thúc có hậu.

Phải nói rằng, một lần nữa Đàm Vĩnh Hưng đã chứng tỏ cho mọi người thấy thành công của ca sĩ không chỉ đến từ giọng hát mà còn đến từ sự khôn khéo lợi dụng truyền thông. Chưa khi nào dư luận nhắc đến Đàm Vĩnh Hưng nhiều như thế, nhiều hơn cả lúc anh giơ kim cương chiêu mộ thí sinh ở chương trình Giọng Hát Việt. Chưa kể, lần này ca sĩ họ Đàm chẳng tốn gì.

Gần đây, ca sĩ Trọng Tấn tuyên bố từ giã sự nghiệp giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam. Lý do anh đưa ra là “bận việc gia đình”. Nhưng cũng có thể, bốn bức tường của giảng đường “cùm” mất giọng ca người nghệ sĩ. Thời gian biểu của một giảng viên không cho phép Trọng Tấn đi diễn xa, quy định của nhà trường không cho phép anh được có những quyết định khác ý của tập thể.

Nhắc đến việc này không phải người viết ám chỉ ca sĩ Trọng Tấn đang đánh bóng tên tuổi, mà thấy rằng nhiều người đã nhân cơ hội này mà lên tiếng. Đây cũng là một cách nổi tiếng được nhiều “sao” sử dụng. Tự dưng độc giả thấy xuất hiện ở đâu ra một vài người được cho là ca sĩ, có chút liên quan đến Trọng Tấn, lên tiếng rằng “tôi thấy thật tiếc cho anh Tấn”, nghe rất có vẻ liên quan.

Xem lại những sự kiện trong showbiz, gần nhất là sự cố nợ nần của Siu Black, ít nhất cũng đếm đủ hai bàn tay số lượng những người nói nhiều làm ít. Họ đăng đàn để ăn theo sự kiện, nhờ vào sự kiện đang nóng để chường mặt trên báo. Thậm chí, chẳng có sự kiện gì họ vẫn cố bám vào một cái tên nổi tiếng nào đó để nổi kiểu như: “Ca sĩ Nguyễn Thị A: Giữa tôi và Beckham không có chuyện tình cảm”, đại loại thế.

Đánh đố dư luận

Ở góc độ nhà sản xuất, nhạc sĩ Quốc Trung cũng mới tạo sóng vì phát ngôn: “Thanh niên mà nghe nhạc sến là bất thường”. Trong bài trả lời phỏng vấn một trang báo mạng, nhạc sĩ Quốc Trung đặt câu hỏi: “Những thanh niên, trí thức trẻ tuổi thông thạo công nghệ, sành điệu hoặc sở hữu những bộ dàn Hi-End đắt tiền những lại đắm đuối với những ca khúc uỷ mị, sướt mướt có cách đây gần 100 năm thì có gọi là bình thường hay không?”.

Anh phân tích: “Thẩm mỹ là khái niệm trìu tượng khó tranh luận nhưng âm nhạc luôn cần phải mới, có rất nhiều khán giả có thẩm mỹ âm nhạc văn minh đã không còn mặn mà với nhạc Việt”. Sau nhận định này của nam nhạc sĩ, dư luận ngay lập tức chĩa mũi nhọn vào anh. Mỗi người suy diễn một kiểu, người hiểu theo ý này, người hiểu kiểu khác nhưng phần lớn thái độ của độc giả là “xù lông” vì bị nhạc sĩ gọi là “bất thường”. Tỉ lệ giữa đồng tình và không đồng tình là 1-100. Có lẽ tư duy của người nhạc sĩ
luôn đi trước thời đại nhưng việc coi những người không giống mình là bất bình thường thì thật quá mạo hiểm.

Độc giả sẵn sàng phản pháo lại ý kiến đó bằng cách… chê nhạc của Quốc Trung. Độc giả Nguyễn Thiện Hiền đặt lại một câu hỏi: “Biết tại sao lại nghe nhạc cách đây 100 năm không? Đơn giản vì dòng nhạc đương đại tại Việt Nam có quá nhiều thứ không đáng để nghe (nói là rác thì hơi quá đáng nhỉ!). Thị trường âm nhạc Việt Nam thì nhạc sĩ cũng có đóng góp nhiều đúng không ạ?”.

Làm mất lòng công chúng rất mệt. Vì vậy, thay vì làm họ tức, có những nghệ sĩ tìm cách làm họ vui. Ví dụ như vụ bảo hiểm trinh tiết đời trai của Ngọc Sơn. Anh công bố anh đã bỏ ra 1 triệu USD để mua bảo hiểm trinh tiết, anh nói: “Thông tin tôi mua bảo hiểm triệu đô hay mấy chục triệu đô là đúng, tôi phải sống như thế nào mới dám phát ngôn như vậy. Thử hỏi một người nay cặp với cô này mai cặp với cô khác sau đó chia tay và phát ngôn mua bảo hiểm trinh tiết triệu đô thì có ai tin không?”.

Ngọc Sơn cũng đã chuyển tên trang cá nhân trên Facebook từ Bác sĩ tâm thần sang Trinh tiết đời trai sau phát ngôn gây sốc này. Nam ca sĩ cam kết: “Trinh tiết đời trai của tôi là vô giá, không bán mà chỉ hiến dâng cho người vợ của tôi. Hiện tại, tôi khẳng định mình vẫn còn độc thân vui tính”. Bài trả lời vô thưởng vô phạt, chẳng ảnh hưởng đến ai mà lại khẳng định giá trị bản thân, có lẽ nhiều ngôi sao còn phải học Ngọc Sơn nhiều. Tuy nhiên, độ xác thực của thông tin thì khó có thể kiểm
chứng.

Làm gì cũng nên nhìn trước ngó sau
Đời người nghệ sĩ khi bước chân vào làm nghệ thuật chẳng khác một cô gái gật đầu làm dâu trăm họ. Khi đó, cô không còn sống cho mình nữa mà còn phải sống cho những người khác. Làm gì cũng phải nhìn trước ngó sau, và chỉ cần mắc một lỗi thôi thì sẽ được biết thế nào là “chuyện bé xé ra to”. Nhưng hậu vận của cô cũng tùy thuộc vào sự thông cảm và bao dung của nhà chồng, ở đây đang nói khán giả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét