Quán cafe bài trí kiểu buông rèm, đèn thì nhập nhoạng tranh tối tranh sáng. Từng cặp nam nữ dắt nhau vào “tâm…
Quán cafe bài trí kiểu buông rèm, đèn thì nhập nhoạng tranh tối tranh sáng. Từng cặp nam nữ dắt nhau vào “tâm sự”, sau khi những bức rèm buông xuống, một loạt “âm thanh lạ” bắt đầu vang lên.
Ngồi uống cafe ở tầng 1 của một quán cafe khá lớn trong một con ngõ trong phố Vĩnh Hồ, chúng tôi bắt gặp một cháu bé khoảng tầm 8 tuổi chơi ở sân muốn chạy lên tầng 2 chơi, cháu đi đến giữa cầu thang thì ngay lập tức bị 2 nhân viên của quán chặn lại, yêu cầu đi xuống. Ai cũng hiểu vì sao cháu bé không được lên tầng trên bởi ở trên ấy là không gian “đặc biệt” của những “buồng cafe” được thiết kế phù hợp cho 2 “người lớn” ngồi.
2 tầng trên của quán cafe là “điểm hẹn” của không ít đôi nam nữ giữa lòng Hà Nội, cặp đôi nào là “khách quen” thì sải bước gấp gáp, dắt tay nhau vào quán tìm chỗ ngồi quen thuộc, còn đôi nào “mới” thì chỉ cần hỏi nhân viên quán là được tận tình dẫn lên tận nơi tìm “buồng”, ở những nơi này, tầm 1 tiếng sẽ có khoảng 3-4 đôi ra vào. Theo quan sát, cả hai tầng có khoảng trên chục “buồng”, mỗi “buồng” khá hẹp, chỉ đặt được một chiếc bàn mini, một chiếc ghế gỗ. Tuy hẹp, nhưng lại là nơi được nhiều cặp đôi ưa thích ghé đến bởi kín đáo, yên tĩnh, xẩm tối kể cả ngày lần đêm, được nhiều người chuyền tai nhau là “nhà nghỉ 2 mét vuông”.
Hầu hết đôi nam nữ đến quán để tìm cafe buồng thường bước đi rất nhanh, đến quán là họ ngay lập tức đỗ xe vội vã ở sân rồi nhanh chóng lên tầng tìm buồng. Cặp đôi ưa chọn các buồng ở gần cuối dãy, phía vắng người rồi chui tọt vào bên trong không quên ngó trước nhìn sau. Dãy buồng cafe này ở tầng 2, tầng 3 được thân cây che phủ, cả dãy phòng có vẻ âm u, tối tăm, các cặp đôi yên tâm làm chuyện mình thích. Nhu cầu “tâm tình” là chính, uống nước là phụ, thế nên hầu hết, đồ uống vẫn gần như nguyên vẹn ở các căn buồng mỗi khi các cặp đôi ra về dù các đôi phần lớn đều ngồi trong buồng rất lâu.
Bàn ghế bên trong căn buồng 2 mét vuông
Đóng giả làm khách, bước qua một số căn buồng, chúng tôi giật mình chứng kiến cảnh “thỏa thuê” quấn quýt của các cặp đôi. Các cô gái ngồi lên lòng các chàng trai, ôm ôn thắm thiết, có đôi vồ vập hôn hít, có đôi sướt mướt chuyện trò cùng đôi tay thỏa sức “chu du” khắp trên người nhau, và ngay cả ở ban ngày, có đôi không ngại ngần “hành sự” ngay giữa phòng, ngồi ở các phòng bên cạnh, chúng tôi nghĩ rằng sao nhiều đôi nam nữ thời nay bạo thế, hay họ lại nghĩ ai đến chỗ này đều “giống mình” nên không cần giữ kẽ?
Rời quán cafe này, chúng tôi đến một quán cafe khác cũng “có tiếng” ở Đặng Văn Ngữ, chúng tôi lại chứng kiến được những bước đi gấp gáp của các cặp đôi kéo nhau vào nơi này.
Ở quán này, các buồng được bố trí ngay tại phía sân sau tầng 1, có rèm. Lúc này đã là 6h tối, trong mỗi căn buồng đều có đèn mờ ảo nhập nhoạng sáng, các cặp đôi lần lượt tiến vào trong buồng, khi đã gọi đồ uống xong xuôi cũng là lúc đèn mờ trong buồng được tắt đi. Chỉ cần ngồi ở buồng bên cạnh, sẽ biết ngay ở buồng bên cạnh đang làm gì. Chúng tôi chứng kiến một cặp đôi còn mặc đồng phục học sinh cấp 3, sau khi bước vào buồng, nói loa qua vài câu thì đã nghe tiếng sột soạt quần áo và sau đó là những tiếng thở gấp mà mới thoạt nghe mà khiến ai cũng phải giật mình và nóng mặt. Tồn tại những quán cafe như thế này, không ít đôi trẻ khi biết đến, trong đầu lại lóe lên trong đầu một chốn hẹn hò mới, lần đầu chỉ đến “cho biết”, ở những lần sau, chuyện “vượt rào” là chuyện dễ đến bởi không gian ở những nơi này được thiết kế rất hợp lý cho “việc” đó.
Bên trong những căn buồng có người, đủ loại âm thanh phát ra làm cho câu chuyện của họ lẫn vào nhau. Có buồng là tiếng thở gấp, sột soạt của những cặp đôi “tranh thủ” thời gian hò hẹn trong buồng, có buồng thì thỏ thẻ tâm tình của những cặp đôi mới quen, có buồng là chốn hẹn hò lý tướng của những cặp đôi công sở “nem chả, có buồng là dường như là “nhà nghỉ” của những đôi sinh viên ít tiền… Chỉ biết khi bước ra khỏi buồng, đầu tóc của cô gái có thể bị rối một tí, áo của chàng trai có thể bị nhầu đi và khuôn mặt ai nấy đều có vẻ lấm lét, bối rối khi người xung quanh nhìn vào.
Không chỉ dân công sở hay sinh viên, nhiều cặp trung niên cũng tìm đến chốn riêng tư này để “tâm sự”. Không biết họ có thể thoải mái ở trong những căn buồng này không, nhưng khi bước ra khỏi buồng là họ lại cúi gằm mặt, bước nhanh gấp gáp tránh những ánh nhìn của người xung quanh, đôi khi trả tiền cafe mà không cần nhận lại tiền thừa mà tiến nhanh ra bãi đỗ xe.
Ở những quán cafe như thế này, người vào người ra không hẳn là nhộn nhịp nhưng không lúc nào là ít khách. Có thể nhu cầu hiểu nhu cầu tâm sự của các cặp đôi, nhưng khi đã đi quá giới hạn thì họ lại khiến người ngoài phải giật mình bởi như nghe “lồng tiếng” miễn phí của đủ các thể loại âm thanh lạ. Dần dần khiến ai nhìn vào những nơi này đều hình dung ra đây là một khu nhà nghỉ thu nhỏ nhiều tệ nạn mà những người vào ra cũng được xem là những người “không lành mạnh”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét