Toàn cảnh khủng hoảng Syria
Vụ tấn công bằng khí độc hôm 21/8 gần thủ đô Damascus, Syria làm hàng trăm người chết và đang leo thang thành một cuộc khủng hoảng, trong đó Mỹ, Anh và Pháp đang tính chuyện tấn công quân sự để cảnh cáo chính phủ Syria.
Sức mạnh quân sự của Syria
Syria thề trở thành 'mồ chôn kẻ xâm lược'
Anh sẽ đánh Syria bất chấp Nga, Trung phủ quyết
660536-syria-chemical-attack-1377751635.
Người dân Syria được điều trị tại một bệnh viện dã chiến sau vụ tấn công hóa học hôm 21/8. Ảnh: AP
Phe đối lập Syria cáo buộc chính phủ tấn công bằng khí độc
Phe đối lập chính ở Syria hôm 21/8 cáo buộc quân đội dùng vũ khí hóa học tấn công vùng Ghouta, ngoại ô phía đông Damascus, làm hơn 1.300 người thiệt mạng. Chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad bác bỏ và cho rằng thông tin này là vô căn cứ.
Cảnh tượng kinh hoàng sau vụ tấn công
Trong những đoạn video chưa được xác thực mà các nhà hoạt động công bố, các y bác sĩ đang vội vã hô hấp cho các trẻ em bị ngạt thở tại bệnh viện đặc kín người. Hàng chục người khác nằm la liệt trên mặt đất, một số người được phủ khăn trắng. Phần lớn nạn nhân đều hoảng loạn, có triệu chứng khó thở, đau đầu, thậm chí co giật. Tổ chức Bác sĩ Không Biên giới cho rằng có 355 người chết trong vụ tấn công hóa học này, trong khi phe đối lập khẳng định ít nhất 1.300 người thiệt mạng.
(Video: Syria4youandme)
Khoảnh khắc cha con đoàn tụ sau vụ tấn công
Một đoạn video được đăng tải lên YouTube đầu tuần này cho thấy một người đàn ông may mắn gặp lại cậu con trai tưởng như đã chết trong vụ tấn công bằng khí độc gần thủ đô Damascus. Trong giờ phút đoàn tụ bất ngờ, anh òa khóc và ôm lấy con. "Thánh thần vĩ đại", anh nói.
(Video: YouTube)
Phó tổng thống Mỹ lên án chính quyền Syria
Phó tổng thống Joe Biden cho rằng chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad là nhân tố duy nhất trong cuộc nội chiến kéo dài hai năm này có thể tàng trữ vũ khí hóa học. "Không nghi ngờ gì nữa, những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em vô tội trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công vũ khí hóa học ở Syria. Và cũng không có gì nghi ngờ rằng người phải chịu trách nhiệm cho hành động sử dụng vũ khí hóa học ghê tởm này ở Syria chính là chính quyền Syria", ông nói.
Nga kêu gọi phương Tây kiềm chế
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo Mỹ và các nước đồng minh kiềm chế, khi lời kêu gọi hành động quân sự tại Syria đang vang lên khắp các thủ đô châu Âu. Ông Lavrov cho rằng cáo buộc tấn công bằng khí độc là một mưu đồ làm chệch hướng các cuộc đối thoại hòa bình có thể có.
Lực lượng quân sự phương Tây bủa vây Syria
Nếu tấn công vào Syria, Mỹ và Anh có thể sẽ đối đầu với nền quân sự mạnh nhất họ từng gặp trong những cuộc chiến của liên minh suốt 30 năm qua. Washington, London và Paris đang xem xét những nguồn lực quân sự sẵn có tại khu vực quanh Syria. Nguồn tấn công nhiều khả năng xảy ra nhất là từ các tàu chiến, tàu ngầm ở một địa điểm an toàn ngoài khơi Syria. Mỹ có 4 tàu khu trực tên lửa, Anh có một tàu ngầm có thể phóng tên lửa hành trình Tomahawk. Điều khó đoán nhất là chính phủ của Bashar al-Assad có thể làm gì để trả đũa.
Liên Hợp Quốc đến điều tra
Đoàn xe chở các chuyên gia về vũ khí hóa học Liên Hợp Quốc hôm 26/8 đến một số địa điểm xảy ra vụ tấn công hóa học để điều tra, phỏng vấn nhân chứng và nạn nhân. Khi đang trên đường đến Ghouta, đoàn xe bị lính bắn tỉa nã đạn, nhưng không có người bị thương.
Đặc phái viên về Syria của Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Arab (AL), hôm qua khẳng định có bằng chứng cho thấy một số "chất hóa học" đã được sử dụng trong vụ tấn công này. Mỹ cũng vừa kết luận chính quyền Syria dùng vũ khí hóa học chống lại dân thường.
Israel phát mặt nạ phòng độc
Trước lo ngại bạo lực ở Syria có thể lan tràn, người dân Israel xếp hàng ở thủ đô Tel Aviv để nhận những chiếc mặt nạ phòng độc miễn phí. Khoảng 5 triệu người Israel, tức 60% dân số đã có mặt nạ, và tất cả các công dân đều được quyền nhận chúng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét