Đó là cậu bé 14 tuổi Ali Hussain Khan trông già 110 tuổi và bé trai Tofajjal 8 tháng có hai đầu.
"Cụ ông" 14 tuổi Ali Hussain Khan không sợ chết
Thiếu niên Ali Hussain Khan, bị mắc bệnh lão hóa sớm và là người cuối cùng trong gia đình 6 anh chị em bị mắc căn bệnh hiếm này. Dù mới 14 tuổi nhưng trông cậu như người 110 tuổi.
Ali Hussain Khan
Chứng bệnh khiến Ali lão hóa gấp 10 lần tuổi thực. Cậu hi vọng sẽ có phương pháp cứu chữa thần kì chữa khỏi bệnh, mặc dù cả 5 anh chị em của Ali đều đã qua đời vì chứng bệnh này.“Tôi không sợ chết nhưng cha mẹ tôi đã chịu đựng quá nhiều”, Khan cho biết. “Tôi muốn được sống với họ lâu hơn. Tôi không muốn làm cho họ phải gánh thêm nỗi đau.”
Cha mẹ của cậu đã sinh 8 người con. Cả bốn con đều từng chết vì chứng lão hóa khi ở độ tuổi từ 12 đến 24. Một người con khác đã mất sớm sau khi được sinh ra và cũng vì bệnh này. Hai người con gái không mắc bệnh này.
Ali Hussain Khan và mẹ
Trên thế giới, chỉ có 80 trường hợp từng bị mắc bệnh này. Theo như Tổ chức nghiên cứu Lão hóa (Progeria research Foundation), trẻ em bị lão hóa sinh ra trông rất khỏe mạnh nhưng bắt đầu biểu hiện dấu hiệu từ 18 đến 24 tháng tuổi.
Điều đặc biệt là, các bé bị lão hóa luôn có vẻ bề ngoài giống nhau, mặc dù có sắc tộc khác nhau. Lão hóa sẽ khiến cho cơ thể ngừng trưởng thành, mất mỡ, tóc rụng, da khô, các khớp xương trơ nhau, đột quỵ tim…
Căn bệnh này gây tử vong. Người già nhất bị lão hóa từng sống đến 26 tuổi năm 2011.
Bé trai hai đầu được phẫu thuật thành công
Tại bệnh viện Apollo Gleneagles ở Kolkata, sau ca phẫu thuật kéo dài 5 giờ, các bác sỹ đã phẫu thuật thành công tách bỏ “cái đầu thứ hai” nặng gần 1 kg của bé Tofajjal.
Bé Tofajjal
Bé Tofajjal giờ đã 8 tháng tuổi nhưng ngay từ khi chào đời đã khiến bố mẹ sửng sốt vì có thêm một cái đầu nữa. Đây là một chứng bệnh hiếm gặp có tên khoa học là Encephalomeningocele - có thêm một cái đầu thứ hai ở trên đỉnh đầu. Trên thế giới tỷ lệ mắc là 1/40.000-50.000 trẻ.
Bố mẹ bé Tofajjal sống ở vùng quê nghèo Bắc Ấn với điều kiện vật chất khó khăn. “Hầu hết các bác sĩ ở nhà đều bảo con tôi không chữa được, nhưng tôi đưa con tới Kolkata và hi vọng”, anh Shah Alam làm nghề lái xe cho biết. Và kỳ diệu, các bác sỹ ở đây đã tiến hành ca mổ thành công.
Bé Tofajjal
“Tôi chưa bao giờ tiến hành một ca phẫu thuật thương tổn lớn như vậy. Đây là ca mổ rất quan trọng, và chỉ cần một sơ suất rất nhỏ trong lúc phẫu thuật cũng có thể đồng nghĩa với việc chấm dứt mạng sống của bệnh nhân” - bác sĩ Sisir nói.
Theo các bác sĩ, Tofajjal có dấu hiệu phục hồi nhanh sau ca phẫu thuật và hy vọng cậu bé có thể có một cuộc sống như những đứa trẻ bình thường khác.
Cha mẹ bé Tofajjal
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét