Tại đây, người ta trưng bày và diễu hành các tượng và mô hình điêu khắc “của quý” truyền thống làm từ “daikon” (một loại củ cải khổng lồ của Nhật). Khách du lịch có thể trèo lên các tượng này để được “mục sở thị” và được nếm những cây kẹo mút có hình dạng nhạy cảm.
Cái tên quái lạ của lễ hội khiến cho những người mới nghe qua không khỏi giật mình ngạc nhiên. Không hề mang ý nghĩa dung tục, lễ hội sinh thực khí nam của Nhật Bản này vốn xuất phát từ một nghi lễ ăn mừng chiến thắng sau khi những người dân Nhật Bản cổ xưa đã tiêu diệt được một con quỷ cái có răng nanh chuyên cắn vào bộ phận sinh dục của nam giới. Những người tham dự lễ hội chỉ mặc khố sau đó ném bùn và té nước vào nhau để tượng trưng cho sự thanh tịnh.
Những biểu tượng mang tính chất tượng trưng nhưng không mang ý nghĩa dung tục
Các du khách rất phấn khích với lễ hội của quý
Một người Nhật tinh nghịch đeo cái “ấy” lên mũi.
Tại lễ hội, du khách còn có dịp được “nếm” những cây kẹo mút có hình dạng nhạy cảm này. Không chỉ giới trẻ thành phố Kawasaki và du khách thích thú khi tham gia lễ hội này mà còn rất nhiều các bậc cao niên cũng không kém phần háo hức để hòa mình vào lễ hội vừa đầy màu sắc tôn nghiêm lại vừa thú vị này.Kẹo mút đủ màu sắc
Các cụ bà cũng nhí nhảnh tạo dáng với nó
Các món đồ chơi truyền thống làm bằng gỗ
Vào thời Edo, khu vực tọa lạc của ngôi đền vốn là một khu nhà thổ “trứ danh”. Vì vậy, ngày nay các cô gái bán hoa cũng nườm nượp kéo về đây vào dịp lễ hội để cầu nguyện “sức khỏe” và không bị mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Nơi đây còn là chốn nguyện cầu linh thiêng cho những đôi trai gái yêu nhau, những cặp vợ chồng hiếm muộn và các cặp uyên ương đồng tính. Lễ hội này còn là dịp để quyên góp quỹ phòng chống HIV-AIDS.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét